Nợ nần và Quỷ dữ – Chính phủ có nên bắt đầu in tiền?

Adair Turner – Cựu chủ tịch của Cơ quan Dịch vụ Tài chính Anh đề xuất một giải pháp gây tranh cãi cho cuộc khủng khoảng kinh tế.

Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, mọi người đều cảm thấy lo lắng và muốn hiểu chuyện gì đang xảy ra ở trung tâm tài chính đến nỗi khiến tất cả chúng ta đứng trên bờ vực phá sản. Đột nhiên việc hiểu những chữ viết tắt bí ẩn như CDO, SIV, CDS – những từ mà có lẽ trước đây chúng ta từng dễ dàng lướt qua trên những báo cáo kinh doanh trở nên quan trọng. Những thuật ngữ như “phái sinh”, “Libor” và “ngân hàng ngầm” đã trở thành đề tài nóng hổi. Adair Turner đã nhắc lại tất cả những sự kỳ bí này, nhưng điểm thú vị của cuốn sách xuất sắc này nằm ngoài những điều đó. Những thủ tục mới rắc rối này có thể làm tăng sự hỗn loạn, nhưng vai trò chính của chúng là ngụy trang cho một kẻ thù cũ: nợ nần.

Turner cho rằng, tình trạng thiếu hụt tín dụng về bản chất là một cuộc khủng hoảng nợ xảy ra thường xuyên kể từ khi có sự xuất hiện của ngành ngân hàng và tiền tệ hiện đại. Một khi các thợ kim hoàn thời trung cổ nhận ra rằng khách hàng của mình không ngay lập tức đòi lại thỏi vàng của họ, họ bắt đầu viết các giấy nợ nhiều hơn cả số tài sản đang có trong két của mình. Bất kỳ một cử nhân kinh tế nào cũng biết các ngân hàng hiện đại vẫn tạo ra tiền theo cách này – cho vay nhiều hơn là nhận được. Tuy nhiên, có lẽ vì những ảnh hưởng của việc tạo tiền trong hư vô này khá phức tạp, nên các nhà kinh tế hiếm khi nghĩ nhiều về điểm này.

Turner theo đuổi điều này, giải thích bằng cách nào giấy phép của các ngân hàng dùng để biến hóa ra tiền lại tạo ra cám dỗ để tạo tiền một cách tự do. Để thổi phồng các bong bóng, người ta không cần đến các ngân hàng: một người Hà Lan vào thế kỷ 17 có thể kích động hội chứng cuồng hoa tulip đơn giản chỉ bằng cách bán nông trại của anh ta để mua lấy duy nhất một củ tulip Viceroy. Nhưng ở những nơi hoạt động đầu cơ được hỗ trợ bởi tài trợ bằng nợ, chủ nghĩa tư bản lại càng thiếu chắc chắn. Các khoản nợ hứa hẹn mang lại những khoản lãi cố định với người cho vay, khiến họ khó tập trung vào những thứ có thể đi sai hướng. Khi mọi thứ xấu đi, hợp đồng nợ cứng nhắc đó sẽ không chia sẻ tổn thất thực tế với người cho vay, mà thay vào đó gây ra phản ứng dây chuyền ở những nơi tín dụng cạn kiệt và giá tài sản giảm. Và các nguy cơ càng gia tăng khi nợ được phát hành bởi các ngân hàng, họ phát hành đến khi nào đủ thì thôi.

Khi chủ nghĩa tư bản hoạt động, nợ hướng dòng tiền vào các nhà máy, máy móc và kiến thức. Sẽ có những cú va chạm trong quá trình này, nhưng nền kinh tế sẽ phát triển. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trước năm 2007, số tiền tạo ra không được sử dụng vào bất cứ thứ gì sinh lời, thay vào đó lại làm tăng giá của những ngôi nhà đã có trước đó. Quả thực, Turner xác định gốc rễ của cuộc khủng hoảng là ở sự không tương xứng giữa nguồn cung hạn chế đất đô thị, và tiềm năng vô tận để cung cấp tài chính cho cầu đang tăng. Với những ngân hàng cá nhân, có thể hiểu được khi họ cho những ngôi nhà đắt đỏ một cách phi lý vay, bởi các gia đình đã cầm cố sẽ hy sinh mọi thứ để theo kịp các khoản thanh toán và tránh kết cục cả nhà ra đường ở. Tuy nhiên, với tổng thể nền kinh tế, tập trung nợ vào khối tài sản là một thảm họa, làm cạn kiệt các nguồn tiền có từ những vụ đầu tư đáng giá và đặt cược sự thịnh vượng chung vào vụ cược có một kết quả duy nhất. Tệ hơn là, trong khi những vụ bùng nổ gia tăng bởi nợ từ các hoạt động thực tế sẽ thúc đẩy lạm phát, khi mọi khoản tiền đều nằm ở tài sản và đèn cảnh báo không bao giờ sáng. Chúng ta khi ấy cũng rơi vào cảnh nguy hiểm như những ngôi nhà.

Điều này có hàm ý cho cả việc dự đoán và đưa ra giải pháp.Việc hiểu 2008 là một cuộc khủng hoảng nợ làm tối đi bức tranh dự báo, bởi tổng nợ không giảm mà chỉ dao động. Bắt đầu từ khu vực tư nhân sang khu vực công, và giờ đây – nếu chính sách thắt lưng buộc bụng thành công – nợ sẽ lại trở về khu vực tư. George Osborne tin rằng gánh nặng nợ về nhà cửa của người Anh ngày sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết vào năm 2021. Đã có những bài mang tính tiên tri, được viết trước khi xảy ra những bất ổn của Trung Quốc gần đây, về những nguy cơ khi Bắc Kinh phản ứng lại với cầu suy giảm từ phương Tây bằng chính việc sử dụng nợ quá mức của họ. Trong khi các tác nhân không đổi – chẳng hạn như bất bình đẳng khiến cho người lao động phụ thuộc vào tín dụng để mua hàng hóa – một nguy cơ hiển nhiên đó là, nợ có thể bị siết chặt như khí trong bóng bay, nhưng nó vẫn phát triển.

Để loại bỏ cơn nghiện với nợ, Turner cho rằng, chúng ta có thể và nên kiểm soát các ngân hàng, ví dụ bằng cách buộc họ phải tăng dự trữ. Chúng ta cũng có thể và nên tạo ra những cách thức mới để ưu tiên nguồn đầu tư hiệu quả thay vì đầu cơ tài sản. Turner, người đã trở thành Chủ tịch của Cơ quan Dịch Vụ Tài Chính vài ngày sau khi Lehman Bros sụp đổ, đã nhấn mạnh vào việc giải thích bằng cách nào những người điều hành có thể làm được những điều này trên thực tế, một khía cạnh mới khiến cho cuốn sách thêm phần quan trọng, mặc dù đôi khi sẽ phải đánh đổi với tính chất dễ đọc. Sẽ rất thường xuyên bạn tha thiết ông ấy nói “những ngôi nhà sang trọng”, thay vì nói “bất động sản đáng được khao khát về mặt địa điểm”.

Kể cả khi như vậy, một bài văn xuôi khô khan đủ để truyền tải một cách sắc nét phân tích thế lực thực tế. Kết luận của bài là chúng ta không những cần ngừng chìm trong nợ nần mà còn cần giảm những khoản nợ hiện tại. Chính ở điểm này, Turner trở thành một người có ý kiến đối lập tinh quái so với ý kiến chung/niềm tin truyền thống. Rất nhiều điều không đúng trong việc ngân hàng tạo ra tiền, ông nói, rằng thay vào đó chính phủ cần cân nhắc việc tạo ra sức mua, có thể bằng cách cung cấp tiền tệ cho người dân, hoặc bằng cách trả hết nợ của mình. Nếu điều này giống như một lời mời phương Tây đi theo con đường Zimbabwe tai hại, hãy nhớ rằng ngân hàng trung ương Anh đã rót 375 tỷ bảng Anh vào các ngân hàng thông qua chính sách nới lỏng định lượng (QE). Nhật Bản hiện đã đẩy mạnh QE đến mức phương thức này gần như không khác gì với việc in tiền.

Sau cùng, Turner lại suy nghĩ về những ý tưởng chính sách tiền tệ hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Tuy nhiên, chúng đã đang trên đường trở thành thực tiễn về chính sách tiền tệ.

(Theo The Guardian – Biên dịch: Hoàng Hải)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *