Văn tài của Leo Tolstoy tuyệt vời đến mức – một nhà phê bình từng nói – người đọc có thể lấy được công thức cho món mứt dâu từ tác phẩm Anna Karenina. Những ai đọc cuốn sách gần đây của Adair Turner có lẽ cũng sẽ cảm nhận tương tự. Với sự pha trộn giữa lý thuyết, lịch sử, và những khuyến nghị chính sách, Nợ nần và Quỷ dữ đi từ những người tiêu dùng tằn tiện ở Đức đến những người London bị ám ảnh bởi nhà cửa, từ dự trữ của Trung Quốc đến những lỗ hổng của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Không vị anh tài nào bị bỏ qua: Minsky và Keynes cùng với Friedman và Hayek.
Người ta thường thích tìm kiếm một tác giả để củng cố luận điểm, hơn là đánh giá một cách kỹ lưỡng về một lĩnh vực. Tuy nhiên, hướng tiếp cận đa dạng như vậy có mục đích của riêng nó. Turner muốn nói về tất cả những phản bác có thể có đối với luận điểm của ông: rằng tăng trưởng phụ thuộc vào mức nợ ngày càng tăng, nguy hiểm đến mức cần có một phân tích kỹ lưỡng về cách nền kinh tế vận hành. Turner còn hơn cả một nhà tư tưởng đang vô tư cố gắng kích động độc giả. Ông là một nhà hoạch định chính sách người Anh giàu kinh nghiệm, quen với việc cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau.
Bối cảnh mà ông mô tả rất quen thuộc. Bất bình đẳng gia tăng trước cuộc khủng hoảng – được nuôi dưỡng bởi quá trình toàn cầu hóa, thị trường đất cứng nhắc và thay đổi công nghệ – đã dẫn đến tình trạng cầu yếu kinh niên nếu như không gia tăng nợ. Việc này góp phần gây ra bùng nổ tiêu dùng và giá tài sản không bền vững. Các nhà hoạch định chính sách chấp nhận tin rằng nợ tràn lan không liên quan gì đến kinh tế vĩ mô. Cuộc khủng hoảng tài chính đã chứng minh điều này là sai lầm, đặc biệt khi các nền kinh tế tích tụ một “loại nợ sai”, kìm hãm tăng trưởng trong nhiều năm. Tuy nhiên, một thứ thì nói về những gì đã xảy ra, thứ còn lại nói về nguyên nhân gây ra nó. Trên thực tế, để lý giải rằng tăng trưởng tín dụng sẽ gây ra những rủi ro không tránh khỏi – Turner đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ đầy tham vọng gắn với một tiêu chuẩn cao hơn tương ứng. Không nhiều học giả thành công trong việc này. Kinh tế học Vĩ mô không cho phép các thí nghiệm có kiểm soát. Cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng này bắt nguồn từ một vài nguyên nhân. Không dễ để phân biệt những ảnh hưởng chính với những ảnh hưởng phụ. Sẽ ra sao nếu việc tài trợ ổn định hơn, các ngân hàng được tư bản hóa hoặc các nhà ngân hàng trung ương bớt thờ ơ với tài chính? Sự tăng giá dầu đóng vai trò như thế nào khi nó làm xáo trộn các tín hiệu lạm phát vào thời điểm tồi tệ nhất? Liệu có ý nghĩa gì khi đổ lỗi lên văn hóa chỉ tính đến cái lợi ngắn hạn ở phố Wall?
Sau khi xem xét một mớ các chi tiết, tôi đã cảm thấy phân vân. Giải thích đầy đủ của Turner tiết lộ cái có thể được gọi là “thuyết quyết định tín dụng” – nhưng điều này cũng có thể chứng minh rằng một cuộc khủng hoảng như vậy đã yêu cầu mọi ngôi sao kém may mắn phải chấn chỉnh. Khi hỏi bất kỳ một người theo chủ nghĩa tiền tệ, họ sẽ giải thích rằng không hề có một kết nối logic giữa tín dụng và tăng trưởng kinh tế. Với tôi, đóng góp đáng phải kể đến nhất của Turner đến ở đoạn gần cuối sách, khi ông ấy viết: “Nếu vấn đề chúng ta đối mặt là thiếu hụt cầu danh nghĩa, thì kho giải pháp không bao giờ cạn.” Khi trích dẫn Milton Friedman, một nhà tư tưởng của phái tiền tệ, ông nhắc chúng ta cách mà chính phủ và ngân hàng trung ương luôn có thể kết hợp với nhau để kiểm soát chi tiêu trong nền kinh tế. Điều này đã đưa ông ấy đến với ý tưởng bất ngờ nhất, hàm ý đi ngược lại với quan niệm chung nằm ở tiêu đề của cuốn sách, rằng các ngân hàng trung ương nên thử một lần nữa dùng đến tài trợ bằng tiền.
Tốt hơn là nên in tiền mới để tăng cầu thay vì để nền kinh tế phụ thuộc vào sự gia tăng của bong bóng tín dụng tư nhân. Bằng việc kiên định quay trở lại với vấn đề cầu danh nghĩa yếu, Turner khiến bản thân khác biệt với đám đông vui vẻ gán bất ổn tài chính cho các nhà ngân hàng. Nợ gia tăng có thể hoặc không dẫn tới khủng hoảng nhưng khi cầu danh nghĩa sụp đổ, khủng hoảng sẽ gần như là điều tất yếu, và điều này nằm trong tầm kiểm soát của các nhà cầm quyền.
Turner đôi khi đồng nhất tiền dễ vay với tín dụng rẻ, một lỗi có lẽ sẽ khiến Friedman giật mình. Nhưng nếu phân tích này không tốt như mong đợi, những thách thức bị giải quyết chậm trễ với điều cấm kỵ chống lại tài trợ bằng tiền tệ sẽ bị sợ hãi quá lâu. Đây là một cuốn sách khó nhằn với những người có trình độ tầm trung, được viết bởi một người sẵn lòng nói giảm nói tránh lời khuyên của ông cho những vấn đề cố hữu của thế giới. Sẽ là quá thật thà để vờ như luôn có những can thiệp miễn phí/trong tầm tay và khéo léo kết thúc bằng việc lên án nhẹ nhàng những tính toán chắc chắn của các nhà kinh tế. Theo cách nói của Turner, chúng ta đối mặt với “sự lựa chọn những điều không hoàn hảo”. Có lẽ vậy. Nhưng với những bằng chứng trong cuốn sách này, có những lựa chọn mà chúng ta chưa thử.
(Nguồn: Financial Times – Biên dịch: Hoàng Hải)